Phong tục đưa Ông Táo về trời là một phong tục lâu đời của người Việt từ xưa đến nay. Và lễ cùng ông Công Ông Táo cũng là một ngày lễ rất quan trọng dù không cầu kỳ nhưng phải đầy đủ thể hiện lòng thành kính với những vị thần đã cai quản và bảo vệ gia đình. Vậy bạn đã biết cúng Ông Táo ngày nào hay mâm cúng ông Táo gồm có gì? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Cúng ông Táo ngày nào?
Táo Quân gồm Ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Thế nhưng, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Từ xa xưa, người Việt ta đã ngưỡng mộ và thờ cúng ông Táo với hy vọng ông sẽ giúp gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc.
Cúng Ông Công ông Táo ngày nào là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Theo truyền thống dân gian, ngày Tết ông Công ông Táo rơi vào 23 tháng chạp hằng năm hay ngày 23/12 âm lịch. Đây được gọi là ngày đưa ông Công ông Táo lên chầu trời.
Tuy nhiên ở nước ta thời gian cúng ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.
Người ta quan niệm rằng mở đầu một năm mới bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì thế để được phù trợ người ta hay làm lễ đưa tiễn ông Táo về chầu trời. Hơn nữa việc xuất hiện của các vị thần như ông Công ông Táo giúp sự xâm phạm của quỷ dữ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người.
II. Nguồn gốc ngày ông Táo
Theo quan niệm của ông cha ta thì Thần Táo Quân bao gồm “2 ông 1 bà”. Và nguồn gốc của ngày này được mọi người lưu truyền rằng gia đình Thị Nhi và Trọng Cao, hai người lấy nhau mãi mà không có con nên Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ và đuổi Thị Nhi đi. Thị Nhi đi đến xứ khác gặp được Phạm Lang.
Hai bên tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đâu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền phải trở thành kẻ ăn xin. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ mời vào nhà cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều không được.
Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 người có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà.
Bên cạnh đó còn có ông Công là vị thần cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.
III. Mâm cúng ông Táo gồm gì?
Theo dân gian Táo quân cai quản bếp lửa và nắm rõ mọi chuyện trong nhà nên mọi người thường làm lễ tiễn ông Táo với ước muốn mong những điều đẹp đẽ đến với gia đình. Mâm cúng ông Táo cơ bản gồm:
- Gà trống luộc chéo cánh (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay).
- Xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)
- Giò lợn luộc
- Bánh chưng
- Canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
- Rau xào thập cẩm
- Chả rán, thịt đông
- Một chén gạo và một chén muối.
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- 1 lọ hoa cúc
- 1 lọ hoa đào nhỏ
Tuy nhiên mâm cỗ cúng còn tùy thuộc vào từng gia đình ở từng vùng miền khác nhau tối thiểu mâm cúng đủ 3 món là được.
Bên cạnh đó Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có những vật như:
- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể chuẩn bị cá chép thật hoặc cá chép giả. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc áo.
- 1 đôi hia bằng giấy.
IV. Một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo
Sau khi biết cúng ông Táo ngày nào thì bạn cũng nên lưu ý đến một số điều kiêng kỵ khi cúng ông Táo để thể hiện sự tôn kính với các vị thần:
- Trước khi đọc văn khấn bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc để thể hiện sự thành kính.
- Đọc văn khấn phải đọc với thái độ nghiêm túc, thành tâm, rõ ràng, rành mạch.
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng chạp
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
- Không thả cá chép từ trên cao xuống
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cúng Ông Táo ngày nào được nhiều bạn tìm hiểu và thắc mắc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Đừng quên tìm hiểu về ngày Vía Thần Tài ngày nào ở bài viết sau bạn nhé!